Các loài Chi_Ô_rô_bà

Theo truyền thống người ta công nhận 3 loài (A. chinensis, A. himalaica, A. japonica) và điều này được ghi nhận trong GRIN[2], nhưng gần đây Quần thực vật Trung Hoa công nhận tới 11 loài[3]:

  • Aucuba albopunctifolia. Hoa Nam. Cây bụi cao 2–6 m. Tại Trung Quốc gọi là ban diệp san hô.
  • Aucuba cavinervis. Tại Trung Quốc gọi là ao mạch đào diệp san hô.
  • Aucuba chinensis. Hoa Nam, Đài Loan, bắc Myanma, bắc Việt Nam. Cây bụi cao 3–6 m. Tại Trung Quốc gọi là đào diệp san hô, còn tại Việt Nam gọi là ô rô bà, ki bà.
  • Aucuba chlorascens. Tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Cây bụi cao tới 7 m. Tại Trung Quốc gọi là tế xỉ đào diệp san hô.
  • Aucuba confertiflora. Tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Cây bụi cao tới 4 m. Tại Trung Quốc gọi là mật hoa đào diệp san hô.
  • Aucuba eriobotryifolia. Tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Cây gỗ nhỏ cao tới 13 m. Tại Trung Quốc gọi là tì bà diệp san hô.
  • Aucuba filicauda. Hoa Nam. Cây bụi cao tới 4 m. Tại Trung Quốc gọi là tiêm vĩ đào diệp san hô.
  • Aucuba himalaica. Miền đông Himalaya, Hoa Nam, bắc Myanma. Cây gỗ nhỏ cao tới 8–10 m. Tại Trung Quốc gọi là hỉ mã lạp nhã san hô.
  • Aucuba japonica. Miền nam Nhật Bản, miền nam Hàn Quốc, Đài Loan, đông nam Trung Quốc (Chiết Giang). Cây bụi cao tới 4 m. Tại Trung Quốc gọi là thanh mộc. Website của Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam cho là loài Aucuba japonica có ở Việt Nam với danh pháp khác là Aucuba chinensis[4], nhưng điều này không được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa[5], mà loài được ghi nhận là Aucuba chinensis, là loài độc lập với loài kia trong các xử lý của cả GRIN lẫn Quần thực vật Trung Hoa[6].
  • Aucuba obcordata. Hoa Nam. Cây bụi cao tới 4 m. Tại Trung Quốc gọi là đảo tâm diệp san hô.
  • Aucuba robusta. Hoa Nam (Quảng Tây). Cây bụi. Tại Trung Quốc gọi là thô ngạnh đào diệp san hô.